Vi khuẩn HP là tác nhân chính gây ra các căn bệnh về tiêu hóa, dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, khó tiêu,…Vậy vi khuẩn hp có tự hết không? Đâu là cách điều trị khuẩn HP phổ biến hiện nay? Mọi người hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua các thông tin được MATONGMANUKA.VN cập nhập trong bài viết dưới đây nhé!
Đôi nét về khuẩn HP
Khuẩn HP (Helicobacter pylori hoặc H. pylori) là tác nhân chủ yếu gây ra vấn đề sức khỏe ở bộ phận dạ dày, chẳng hạn như:
- Đau dạ dày
- Viêm hang vị
- Loét dạ dày – tá tràng
- Viêm xung huyết dạ dày
Phần lớn các chủng vi sinh vật khác không thể sống và phát triển trong môi trường có độ pH thấp như dạ dày. Tuy nhiên, HP lại có thể, bằng cách tiết ra enzyme trung hòa axit trong dạ dày dịch tiêu hóa.
Không ít người cảm thấy lo lắng, hoang mang khi nhận kết quả chẩn đoán bị nhiễm khuẩn HP. Thực tế thì hầu hết mọi người đều có nhóm vi khuẩn này trong cơ thể.
Chúng gần như vô hại, chỉ đến khi số lượng vi khuẩn HP tăng đến một mức nhất định. Khi vi khuẩn phát triển đến mức độ nhất định chúng bắt đầu tấn công dạ dày và gây ra các triệu chứng khó chịu, biến chứng nguy hiểm. Vậy vi khuẩn HP có tự hết không? Cách điều trị vi khuẩn hp là gì? Cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Giải đáp: Vi khuẩn HP có tự hết không?
Vi khuẩn HP có tự hết không? Câu trả lời là không. Trái lại, chúng là loại vi khuẩn rất phổ biến, rất dễ bị tái nhiễm, khó tiêu diệt và cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Việc vi khuẩn HP không thể tự hết là do các nguyên nhân:
- Môi trường dạ dày là môi trường sống của loại vi khuẩn này. Nó có khả năng tự tạo ra môi trường ba-zơ, có thể tránh được tác động của axit dịch vị, có thể di chuyển nhanh chóng trong môi trường dạ dày,..chính vì vậy khuẩn HP chỉ có xu hướng sinh sôi và phát triển nhanh hơn chứ không hề dễ bị tự tiêu diệt….
- HP tồn tại trong khoang miệng, hốc xoang, đường ruột, mảng bám chân răng đặc biệt khuẩn HP có thể sống rất tốt trong môi trường axit cao ở dạ dày và phát triển gây nên những thương tổn nghiêm trọng nơi vùng niêm mạc dạ dày.
- Vi khuẩn HP rất dễ dàng lây nhiễm giữa người với người nguyên nhân chính là do môi trường sống, thời tiết cùng thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học đã tạo điều kiện cho khuẩn HP hoành hành.
- Vi khuẩn HP sống được trong môi trường đất, không khí và nước dù có tuổi thọ rất ngắn và thường khá yếu ớt.
Cách điều trị nhiễm khuẩn HP
Nếu mọi người nghi ngờ nhiễm vi khuẩn HP với các triệu chứng rõ ràng như Dạ dày cồn cào, nóng rát; Đau thượng vị; Bụng đầy hơi, trướng; Ăn uống không tiêu; Chán ăn; Ợ hơi; Đau bụng âm ỉ, nhất là khi đói….Mọi người cần đến bệnh viện uy tín thực hiện xét nghiệm và điều trị khuẩn HP phù hợp để tránh viêm loét hoặc đau dạ dày. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định các phương pháp điều trị như:
- Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt khuẩn HP. Các loại thuốc phổ biến bao gồm amoxicillin, metronidazole, clarithromycin, tetracycline, tinidazole. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kết hợp 2 loại kháng sinh để tránh trường hợp vi khuẩn kháng kháng sinh.
- Thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày để làm hạn chế tình trạng đau dạ dày và ngăn ngừa các vết loét. Các loại thuốc phổ biến là lansoprazole, esomeprazole, dexlansoprazole, omeprazole, rabeprazole hoặc pantoprazole.
- Bismuth subsalicylate cũng có thể kết hợp với thuốc kháng sinh để hỗ trợ tiêu diệt HP.
- Thuốc kháng Histamine có thể được bác sĩ chỉ định kết hợp để ngăn ngừa dạ dày tiết ra nhiều axit dạ dày. Các loại thuốc phổ biến như cimetidine, ranitidine và famotidine.
Sử dụng đơn thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Việc lạm dụng kháng sinh có thể khiến vi khuẩn HP trở nên kháng kháng sinh và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, nếu xuất hiện tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, mọi người cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý. Sau khi kết thúc quá trình điều trị khoảng 1 – 2 tuần, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh xét nghiệm HP để kiểm tra hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tình trạng tái phát.
Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề vi khuẩn HP có tự hết không mong rằng sẽ hữu ích với mọi người. Để giúp việc điều trị và ngăn ngừa khuẩn Hp mọi người cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình nhé. Tại MATONGMANUKA.VN có cung cấp một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn HP như mật ong manuka, dầu oliu,…mọi người có thể tham khảo và chọn mua tại https://matongmanuka.vn/ để sử dụng nhé!
XEM THÊM
Bình luận